TÉP ONG

 THỐNG NHẤT QUAN ĐIỂM

Tép ong đang là thú chơi tao nhã có, thú chơi thanh thản có, và cũng là thú chơi đầy cộc cằn, tị nạnh và đầy rẫy thù hằn giữa người với người. Bản thân con tép này không có lỗi, có lỗi chăng là người chơi dựa vào nó để phân bày hơn thua, danh tiếng và cả ... "miếng cơm manh áo".

Tôi là người thích thủy sinh, và tất nhiên tôi cũng thích tép, đặc biệt tép ong và một số loại tép sặc sở. Tôi không nuôi chúng vì mục đích kinh doanh hay tự thể hiện bản thân. Tôi nuôi nó như một khó khăn mà mình chưa trãi, như một chướng ngại mà mình chưa khắc phục. Và thật sự rằng tôi thích chúng.

Tôi viết bài này cho những ai thích thú chơi tép ong như mình, cho những ai có tinh thần giao lưu và thử nghiệm. Tôi biết sẽ có một số người đọc bài chỉ để đi nói loanh quoanh rằng tôi sai. Song, sai đúng không thành vấn đề, ở đây chúng ta đang chơi một Game. Và đã là Game, tôi không quan trọng chuyện thắng thua, đúng sai.

Trước khi bắt đầu, tôi xin tặng các bạn một vài hình ảnh tép ong đáng yêu.








Ngày 09/10/2010, setup hồ ong
(tường thuật lại khi setup hồ ong đầu tháng 08/2010)

HỆ THỐNG TUẦN HOÀN NITROGEN


Để bắt đầu thì chim xin đi từ chỗ vòng tuần hoàn phân giải các chất thuộc về NH3, NO2 và NO3. Cái này nó có tên tiếng anh là Nitrogen Cycle. Vòng luân chuyển này dựa vào một số loại vi sinh, chúng phá vỡ các liên kết hóa học cơ bản của Amonia (NH3), kết hợp với các ion Oxi 2- tạo nên NO2 (còn gọi là Nitrite) và cuối cùng là NO3 (Nitrate). Các họ vi sinh yếm khí lại phá vỡ NO3 thành các N và O2 riêng biệt, không có hại cho môi trường.

NH3 xuất hiện do chất thải của các động vật, trong đó có tép, cá. Nó còn xuất hiện do những tế bào chết của cây cối. Và tất nhiên từ thức ăn thừa. NH3 và NO2 là 2 loại chất cực hại cho tép (cái này ai cũng biết rồi nhỉ), do đó nó cần phải remove khỏi môi trường. Chả biết chữ remove là gì nữa. Quá trình remove này diễn ra nhờ hoạt động của các loại vi sinh chuyển hóa nó thành NO3.

Trong một hồ mới setup, các vi khuẩn giúp cho quá trình chuyển hóa Nitrite đều có mặt. Nó có thể xử lý các chất NH3 NO2 -> NO3. Song lượng vi sinh này thường không đủ nếu một lượng NH3 và NO2 được sản sinh ra quá nhiều hoặc đột ngột. Tức là gì nhỉ, là vi sinh này có để giúp chuyển một phần NH3 và NO2 -> NO3 thôi, khi quăng tép vào, theo cái vụ ecosystem hay cycled tank, nó thải ra một lượng NH3 và NO2 đột ngột tăng, số lượng vi sinh này không đủ đáp ứng.

Để quá trình này diễn ra thì đầu tiên phải có sự xuất hiện của NH3 đã. Họ vi sinh được biết đến khi nhắc đến chuyển hóa Amonia là Nitrosomonas, loại vi sinh này cần 7 – 10 ngày để hình thành trong một môi trường hoàn toàn mới để có thể đủ “công lực” chuyển hóa Amonia -> Nitrite. Nói đến đây thì không phải nói nó không chuyển hóa được dưới 7 ngày nhé, mà là “công lực” có thể đảm bảo tốt thôi, he he he.

Nitrite lại là chất cực hại cho tép ong (cái này chứng minh ư, hẹn bài khác vậy, vì không ai đi chứng minh lại cái mà nhân loại đã chứng minh, chỉ là tìm hiểu vì sao thôi ). NO2 cần phải nhờ đến họ vi sinh Nitrobacter để chuyển hóa nó -> NO3 (loại chất ít hay cực ít hại cho tép). Họ Nitrobacter này chỉ có thể làm việc tốt khi lượng Amoni (NH3) không có hoặc rất thấp. Điều này chứng tỏ, Nitrobacter chỉ có thể làm việc khi Nitrosomonas đã hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc chuyển NH3 -> NO2. Trong một môi trường hoàn toàn mới, Nitrobacter cần một khoảng thời gian 14 – 21 ngày để “hội tụ tinh hoa” mà có thể đảm đương nhiệm vụ tốt.

Thời gian để 2 loại vi sinh này hoàn thiện chính bản thân từ 21 – 31 ngày.

Nitrate (NO3) không phải là chất hoàn toàn không có hại cho tép. Tép ong rất nhạy cảm ở môi trường NO3 cao, tốt nhất là giữ cho môi trường có chỉ số NO3 thấp dưới 3ppm. NO3 mà cao quá, sẽ làm tép nguy và có khi dẫn đến thảm họa tảo. Loại bỏ NO3 bằng cách … thay nước, ha ha ha. Vậy là chạy trời không khỏi nắng. Mỗi lần thay nước lại tốn thuốc òi.

Cả hai họ vi sinh Nitrosomonas và Nitrobacter đều hiếu khí. Nó cần bề mặt thoáng để dễ tiếp xúc với oxi. Lọc đáy được thiết kế để giúp chúng tiếp cận được oxi nhiều hơn, thoáng hơn. Vật liệu lọc chuyên dụng cũng đảm đương được môi trường cho nó.

HỆ THỐNG LỌC ĐÁY

Ông bà ta thường nói "cẩn tắc vô ưu". Xây nhà không ai xây chính xác phần móng, bao giờ cũng đầu tư thêm tí gia cố để yên tâm và linh động cho tương lai lâu dài. Với quan điểm như thế, tôi cũng bắt đầu setup hồ nuôi ong với đầy đủ hạ tầng ban đầu.

Với tôi, hệ thống lọc và nước trong hồ tép ong cực kỳ quan trọng. Nó phải đám ứng được các yêu cầu như sau:
               - Lọc bụi tốt, nền phải sạch sẻ
               - Các chất độc hại như NH3/NH4, NO2 và NO3 phải được xử lý tốt
               - Độ Ph phải ổn định quanh mức mong muốn.
               - Khoáng chất đầy đủ cho tép ong lột vỏ và sinh sản.

Trong các tiêu chí ấy, tôi thiết lập hệ thống lọc đáy, như phần nào tạo thông thoáng dưới nền, cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí, và hơn hết là các bụi li ti dưới nền sẽ được lắng xuống dưới, tạo cho nền nhìn sạch sẽ hơn.

Một số người nuôi tép lâu năm thường sử dụng lọc đáy đến 1/3 hoặc 1/2 diện tích mặt hồ. Song lần này tôi đã sử dụng đến 80% diện tích mặt hồ đều có trãi lọc đáy. Tôi sử dụng lọc đáy Risheng, có gầm cao khoảng 3 - 4cm. Hai bên là hai ống thông với nền.



Và sau khi đã lắp xong phần mặt nền.


Sau khi ráp xong phần nền hệ thống lọc đáy. Tôi bắt đầu chuẩn bị các môi trường cho vi sinh hoạt động tốt hơn. Tôi trãi một ít ADA Bacter 100 còn sót lại trong hủ. Lượng này quá ít. Vì không chuẩn bị kịp nên tôi cũng chỉ có bấy nhiêu đó. Kế tiếp là trãi một hủ Mosura Old Sea Mud Powder. Chất bột bùn này giúp vi sinh hoạt động mạnh hơn, tạo môi trường phát triển vi sinh trong hồ nhanh chóng. Nhất là các họ Nitrosomonas và
Nitrobacter. Kèm theo đó là Mosura BT-9. Hủ Mosura BT-9 này chỉ 20gr, nhưng nó xử lý nước đến 20.000 lít nước. Đây là một loại bột bùn khử các chất độc hại và họat hóa các chất làm tăng một lượng oxy cần thiết cho các vi khuẩn hiếu khí.

Note: Nên nhớ một hủ Mosura BT-9 xử lý nước đến 20.000 lít, và tôi chỉ cho 1/10 để trãi nền. Cũng bị gọi là hơi quá tay rồi.


Tôi trãi hai loại bột bùn này ở phần không có lọc đáy. Diện tích còn lại chỉ là 20% diện tích bề mặt hồ.



Và Mosura Old Sea Mud Powder đã được trãi.



Cuối cùng là hỗn hợp Old Sea Mud Powder và BT-9. BT-9 có mùi hơi hăng, khó ngửi, đặc trưng.


Sau khi trãi các bột bùn mà tôi cảm thấy đủ. Phân nền là cái phải làm tíếp theo. Song tôi muốn chia sẻ cùng các bạn kinh nghiệm mà tôi không thể sửa chửa được. Tuy nó không gây trở ngại gì trong quá trình tôi nuôi tép, nhưng nếu có thì sẽ tốt hơn. Đó là lớp vật liệu được trãi dưới lọc đáy.

Như nói ở trên, lọc đáy này có gầm khá cao, khoảng 3 - 4 cm. Do đó, ở phía dưới lọc đáy sẽ là một khoảng không rỗng. Nếu ở đấy chúng ta cho vào vật liệu thì quá tốt. Nếu có tiền, trãi nền bằng vật liệu lọc xịn, không có tiền thì trãi bằng sứ TQ cũng không sao.

Tôi bắt đầu rãi nền. Nền tôi sử dụng ADA Amazonia (không có la mã hay con số nào), bình thường ở VN bà con hay gọi là ADA I. Tôi không cho rằng ADA Amazonia là lựa chọn số một, nhưng tôi bằng lòng với chất lượng của nó. ADA Amazonia có bộ đệm giữ cho môi trường nước quanh mức cho phép để nuôi tép ong, ở đây tôi nói riêng là tép ong đỏ & ong đen.

NOTE: Có một chú ý khá đặc biệt. Với các chống chỉ định sử dụng của ADA là không sử dụng lọc đáy cho loại phân nền ADA. Nhưng vì muốn sử dụng, nên tôi phải trãi một lớp vật liệu lên trên lọc đáy trước khi đưa ADA Amazonia vào hồ. Có người khuyên tôi không nên sử dụng nham thạch và chỉ sử dụng Powersand. Tôi đã dùng nham thạch loại mịn và tép của tôi chưa chết.



HỆ THỐNG LỌC NGOÀI

Sau khi lắp đặt hệ thống lọc đáy và cho nền vào hồ. Tôi bắt đầu tiến hành đến hệ thống lọc ngoài, gồm hệ thống lọc chính và hệ thống lọc dành cho nền & đáy.

Tôi sử dụng máy lọc ATMAN DF-1300 cho việc lọc chất bẩn và nước đang lưu thông phía trên mặt nền. Và ATMAN 3336 (EF2) nối với lọc đáy qua một ống nối để hút các chất dơ, bụi tại mặt nền. Do VN có môi trường nhiệt độ nhiệt đới, nên tôi cũng phải trang bị thêm một chiller Hailea 150A. Chiller này được nối với DF-1300 trước khi vào hồ.

Như đã nói bên trên về vòng tuần hoàn Nitrogen. Hai loại vi sinh rất cần thiết cho việc xử lý chất độc là vi sinh hiếu khí và yếm khí. Do đó, để tăng bề mặt diện tích vật liệu lọc, tôi sử dụng thêm lọc phụ có diện tích bằng lọc ngoài JEBO 829. Bên cạnh đó tôi sử dụng các loại vật liệu chuyên dụng của eheim là eheim subtract pro. Với 1 lít loại vật liệu này sẽ cung cấp 450 mét vuông diện tích bề mặt. Lõi vật liệu giúp cho các vi sinh yếm khí trú ngụ tốt, môi trường trong lõi vật liệu hầu như ít Oxy, tạo điều kiện tốt cho loại vi sinh phát triển.


Tôi cũng sử dụng thêm sứ TQ để hỗ trợ vật liệu cho lọc phụ 829 đặt đằng trước DF 1300. Đồng thời BCL cũng được tôi bổ sung lớp trên cùng của cả DF1300 lẫn 3336. Loại vật liệu này dùng có chức năng khử hợp chất có gốc Nitơ trong nước.

Và đây là cách nối lọc của tôi, Hồ -> 829 -> DF1300 -> Chiller -> Hồ. Riêng 3336 tôi nối thẳng với một đầu của hệ thống lọc đáy. Cả hai đầu OUT của hai dàn lọc đầu đặt cùng một phía đối diện với đầu IN của hệ thống lọc ngoài.

Do chưa setup xong nên chụp hình còn dây dợ, ống nối đủ thứ